Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sinh ở Huế nhưng quê gốc Quảng trị -> Gắn bó sâu nặng với Huế như máu thịt.
Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu nước ta
Tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình; giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sử, văn hoá…Lối hành văn trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường hướng nội, súc tích, mê đắm và rất mực tài hoa.
Bài tuỳ bút
Được viết năm 1981
Bằng tình yêu, sự gắn bó với Huế hơn 40 năm
Ban đầu, tác giả đặt tên là: Hương ơi, e phải mày chăng?
Thượng nguồn
Bản trường ca của rừng già
Vẻ đẹp mang đậm thiên tính nữ
Ngoại vi
Ở cánh đồng Châu hoá: Câu chuyện tình yêu cổ tích
Từ ngã ba Tuần: Sông Hương chuyển dòng đột ngột: Cuộc hành trình có ý thức đến với người tình
Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: Cuộc hành trình gian truân -> những gian nan, sông Hương đã đẹp và trưởng thành hơn qua thử thách
Từ chân đồi Thiên Mụ về Huế: kéo một nét thẳng thực yên tâm. Uốn 1 đường cong thật mềm, như 1 tiếng vâng không nói ra của tình yêu
Trong lòng thành phố
Chảy thật chậm cơ hồ chỉ như một mặt hồ yên tĩnh
Nguyên nhân địa lý: độ dốc địa hình, xuất hiện hai hòn đảo nhỏ, những chi lưu (nhánh sông đào)
Cảm quan nhà văn: điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế
Sự so sánh và chiêm nghiệm của nhà văn: So sánh với những dòng chảy đẹp trên thế giới: sông Xen, Đa-nuýp, Nê-va
Rời khỏi thành phố
Góc nhìn địa lý: Sông Hương chếch Bắc, để đổ ra cửa biển, do đó gặp lại Huế ở Bao Vinh
Cảm quan nhà văn: sự lưu luyến, quay lại nói lời chào, lời thề thuỷ chung trước khi xuôi về biển cả
Sông Hương - người con gái chí tình
lịch sử
Dòng sông biên thuỳ, sông Linh Giang, chứng kiến những trận chiến oanh liệt
Chứng nhân lịch sử
văn hoá
Dòng sông âm nhạc: nơi sinh ra nền âm nhạc xứ Huế, với khúc tứ đại cảnh nổi tiếng
Dòng sông thi ca: Để thương để nhớ trong lòng các nhà thơ, các nhạc sĩ
Tài hoa - uyên bác
huy động vốn kiến thức tổng hợp nhiều mặt về con sông Hương từ địa lý, lịch sử, văn hoá, văn chương và đời sống, tự nhiên và khảo cổ
nhìn nhận, phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của dòng Hương giang và với mỗi vẻ đẹp đều hết sức phong phú, trang nhã
một lối hành văn uyển chuyển, ngôn từ đa dạng và giàu hình ảnh. Các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng đều rất dụng công. Tiêu biểu hơn cả là nhân hóa và so sánh.
Tình yêu Huế tha thiết
Sự dụng công, tâm huyết khi khám phá và đưa đến cái nhìn toàn cảnh sông Hương
Sử dụng những vốn liếng từ đẹp nhất, trau chuốt đễ tô vẽ sông Hương